QUY TRÌNH VỆ SINH BỀ MẶT SÀN CỦA CÁC CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH
Môi trường trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (gọi tắt là môi trường bệnh
viện) bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người,
có ảnh hưởng tới đời sống, hoạt động của nhân viên y tế (NVYT), người bệnh (NB),
người nhà NB, tác động đến đời sống và phát triển của con người, thiên nhiên. Môi
trường bệnh viện (MTBV) được chia thành các loại: (1) Môi trường bề mặt: Các bề
mặt, đặc biệt là bề mặt xung quanh NB như sàn nhà, tường, trần nhà, trang thiết bị
chăm sóc NB; (2) Môi trường không khí bao gồm khí lưu thông trong bệnh viện
(BV); (3) Môi trường nước, bao gồm nguồn nước sử dụng trong chăm sóc, điều trị và
sinh hoạt.
Nhiều nghiên cứu cho thấy môi trường bề mặt ô nhiễm là nguyên nhân quan
trọng dẫn đến sự lan truyền mầm bệnh gây ra các vụ dịch trong BV. Vi sinh vật
(VSV) gây ô nhiễm môi trường bề mặt thường gặp như Clostridium difficile,
enterococci kháng vancomycin, Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA),
Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa, norovirus..
Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường bề mặt là do việc phát tán VSV
gây bệnh từ NB, NVYT nhiễm khuẩn hoặc mang VSV định cư vào môi trường qua
các hoạt động chăm sóc, điều trị.
Vệ sinh, khử khuẩn môi trường bề mặt thích hợp góp phần giúp giảm NKBV và
kiểm soát các vụ dịch có thể xảy ra trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB).
Hướng dẫn này chỉ tập trung quy định thực hành vệ sinh môi trường (VSMT) bề
mặt trong các cơ sở KBCB, không đề cập tới các quy định VSMT không khí, môi
trường nước. Hướng dẫn này nhằm cụ thể hóa quy định kỹ thuật về VSMT tại Điều 6
và Điều 12 Thông tư số 18/2009/TT-BYT ban hành ngày 14/10/2009 của Bộ trưởng
Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở KBCB.
bấm vào link để xem: